Trang phục vải lá dứa, vải gai của Việt Nam ghi dấu sàn diễn quốc tế
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.Highlights VBA 2023: Cantho Catfish thắng cách biệt Danang Dragons
Ngày 4.3, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức hội nghị công bố, trao nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của thường trực HĐND tỉnh về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận công bố nghị quyết về bầu bổ sung Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau khi sáp nhập Ban Văn hóa - xã hội và Ban Dân tộc HĐND tỉnh) đối với ông Nguyễn Quang Nhật, nguyên Tổng biên tập Báo Ninh Thuận; quyết định về việc điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận đối với ông Lê Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, thời hạn giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hậu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sở trường, năng lực; đẩy mạnh phối hợp giữa các ban, văn phòng HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ thường trực HĐND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh.
Từ hôm nay, 25 cổ phiếu trên UPCoM bị đình chỉ giao dịch
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Sau thời gian Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Sở GTVT TP.HCM đã gắn thêm nhiều hộp đèn phụ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ. Nhiều tình huống giao thông cũng phát sinh từ đây.Nhiều người cho rằng, tới những giao lộ này nên chủ động lách qua một bên để nhường đường cho xe máy rẽ phải. Tuy nhiên, số khác nêu quan điểm, quy định không cấm, không bắt buộc phải nhường đường. Những tranh cãi về ý thức giao thông, về trường hợp CSGT phạt chắn lối xe rẽ phải nổ ra trên mạng xã hội. Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, hiện nay, phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp sau:Do đó, khi tham gia giao thông, người dân cần quan sát các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để biết cần di chuyển ở làn đường nào. Nếu làn trong cùng dành cho xe rẽ phải thì người lái xe dừng đèn đỏ ở làn này bắt buộc phải rẽ phải sau đó. Những người đi thẳng hoặc rẽ trái không dừng xe ở đây.Trường hợp này, nếu vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị CSGT phạt lỗi đi không đúng làn đường. Trường hợp đèn đỏ có báo hiệu mũi tên màu xanh cho phép xe rẽ phải: Nếu là làn đường hỗn hợp - tức là làn đường dành cho cả xe rẽ phải và xe đi thẳng hoặc không có phân chia làn đường thì được dừng ở làn này, không bắt buộc phải nhường đường.Sau cùng, một số giao lộ có vạch mắt võng ở mặt đường kèm mũi tên rẽ phải: người tham gia giao thông bắt buộc rẽ phải, không được dừng chờ đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng. Như vậy, 2 trường hợp dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải có thể bị CSGT phạt gồm: Dừng đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng kèm mũi tên rẽ phải.Dừng chờ đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ phải, nhưng sau đó lại đi thẳng hoặc rẽ trái.Bạn đọc Báo Thanh Niên cũng bày tỏ nhiều quan điểm quanh vấn đề "giao lộ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, nhưng người phía trước không nhường". Nhiều người nêu quan điểm rằng, ở những giao lộ chỉ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ mà không có làn đường riêng để rẽ thì không bắt buộc người phía trước phải nhường, ai tới trước dừng trước, ai tới sau dừng sau. CSGT khẳng định, không có quy định bắt buộc nhường đường cho xe rẽ phải, nhưng nếu được, ở giao lộ cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, người dừng trước có thể lách qua đủ khoảng trống cho xe phía sau đi lên rẽ phải.Theo CSGT, người tham gia giao thông dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải nếu vi phạm có thể bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, mức phạt với người chạy ô tô là từ 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt có thể tăng nặng lên từ 20 - 22 triệu đồng và trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.Người đi xe máy, bao gồm cả xe máy điện dừng không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt tăng nặng từ 14 - 16 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.
Hạ đẹp Fulham, Man City chiếm thế thượng phong trong cuộc đua vô địch Ngoại hạng Anh
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Trong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.